Giới thiệu về phòng khoa học công nghệ

1. Lịch sử phát triển

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của trường Đại học Y Hà Nội, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn được thực hiện và duy trì với những mức độ khác nhau tuỳ theo nhiệm vụ từng giai đoạn. Trước năm 1965, tổ Quản lý NCKH nằm trong phòng Giáo vụ của trường. Từ cuối năm 1965 phòng Quản lý NCKH chính thức trở thành phòng độc lập trực thuộc Ban giám hiệu. Từ năm 1978 đến năm 1982, ngoài nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý công tác khoa học kỹ thuật trong toàn trường phòng còn có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng, tuyển chọn và quản lý nghiên cứu sinh trong nước. Sau năm 1982, nhiệm vụ của phòng Quản lý NCKH tập trung chỉ đạo và quản lý công tác khoa học, xuất bản các ấn phẩm liên quan đến các công trình NCKH của nhà trường. 

2. Lãnh đạo Phòng qua các thời kỳ

1966 - 1975:

GS.TS. Nguyễn Đoàn Hồng - Trưởng phòng

PGS. Dương Hữu Lợi -  Phó trưởng phòng

1976 - 1978:

PGS. Dương Hữu Lợi - Quyền trưởng phòng

BS. Vũ Huy Hùng - Phó trưởng phòng

1979 - 1984:

GS.TSKH. Đỗ Trung Phấn - Trưởng phòng 

BS. Nguyễn Duy Hiền - Phó trưởng phòng

TS. Đặng Đức Hậu - Phó trưởng phòng

1984 - 1994:

GS.TSKH. Nguyễn Văn Dịp - Trưởng phòng

PGS.TS. Nguyễn Văn Tường - Phó trưởng phòng 

1994 - 1999:

PGS.TS. Nguyễn Văn Tường - Trưởng phòng

BS. Nguyễn Duy Hiền - Phó trưởng phòng

TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Phó trưởng phòng

1999 - 2014: 

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng phòng

ThS. Vũ Thị Vựng - Phó trưởng phòng

2014 – 2017

PGS.TS. Ngô Văn Toàn- Trưởng phòng

PGS.TS. Lê Minh Giang – Phó trưởng phòng

PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc – Phó Trưởng phòng

2017 – 2019

PGS.TS. Lê Minh Giang – Trưởng phòng

2. Hệ thống tổ chức

Trưởng phòng:                   PGS.TS. Trần Huy Thịnh

Phó trưởng phòng:            TS. Nguyễn Thanh Bình

                                             ThS. Tống Thị Khuyên

Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ có 09 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ kiêm nhiệm. Về trình độ cán bộ, Phòng có 01 Phó Giáo sư, 01 Tiến sỹ, 04 Thạc sỹ và 02 Bác sĩ. Ngoài đội ngũ cán bộ cơ hữu, Phòng còn có mạng lưới trợ lý NCKH ở các khoa/bộ môn.

Về cơ cấu tổ chức, Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ có 2 nhóm chức năng: nhóm Quản lý nhà nước và nhóm Tạp chí và Đạo đức nghiên cứu.

3. Chức năng – Nhiệm vụ

 Dưới sự chỉ đạo chung của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học là đơn vị có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác khoa học của toàn trường, một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của trường Đại học nói chung, của trường đại học Y Hà Nội nói riêng. Nhiệm vụ trọng tâm của phòng quản lý Khoa học & Công nghệ NCKH:

3.1.Chức năng

  • Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ; triển khai, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong Nhà trường.
  • Tham mưu cho thường trực Hội đồng KHĐT xây dựng định hướng ưu tiên và lập kế hoạch NCKH cho từng giai đoạn.

3.2. Nhiệm vụ

  • Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong toàn trường: cả cán bộ và sinh viên.
  • Tổ chức các hội nghị, sinh hoạt khoa học ngành, quốc gia và quốc tế.
  • Xuất bản các ấn phẩm khoa học đăng tải kết quả các công trình NCKH của cán bộ, học viên và sinh viên trong toàn trường.
  • Tổ chức cho sinh viên và cán bộ trẻ tham gia các giải Sinh viên NCKH của Bộ giáo dục & đào tạo, giải Vifotec và Hội nghị Khoa học tuổi trẻ Y - Dược toàn quốc.
  • Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước xây dựng, triển khai các hợp đồng nghiên cứu.
  • Đề xuất và tổ chức xét duyệt khen thưởng các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật ở các cấp.
  • Tham gia tổ chức xét duyệt đề nghị công nhận các chức danh khoa học (Giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư)

4. Những thành quả nghiên cứu Khoa học

Với những nhiệm vụ cụ thể và lực lượng cán bộ đó, được sự giúp đỡ của các đơn vị và cán bộ trong toàn trường, những thành tích nổi bật đáng được ghi nhận trong thời gian qua gắn liền với sự đóng góp của tất cả các cán bộ, nhân viên phòng Quản lý NCKH:

-  Trong 12 cụm công trình Y - Dược được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 1996 có 8 cụm công trình là của cán bộ trường Đại học Y Hà Nội.

-   Trong 4 công trình khoa học Y Dược được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học Công nghệ năm 2000 có 2 công trình là của cán bộ trường ĐHYHN. Trong 20 công trình được tặng giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ năm 2000 có 8 công trình là của cán bộ trường ĐHYHN.

-   Về phạm vi thì các đề tài giai đoạn gần đây (1996 – 2000 và 2001 - 2005) không chỉ hạn chế trong giới hạn của bốn bức tường các phòng thí nghiệm của nhà trường, bệnh viện mà vươn tới các vùng miền quê, rừng núi, hải đảo trên khắp tổ quốc: từ Hà Nam, Thái Bình đến Tây Nguyên; từ Thái Nguyên, Bắc Cạn đến An Giang, Đồng Tháp. Đồng thời, cán bộ tham gia không chỉ của Nhà trường mà là sự tham gia của các trường Đại học Quân - dân y trên toàn quốc, của các bệnh viện từ trung ương đến địa phương để cùng nhau thực hiện một dự án/ đề tài. 

-  Về các loại hình thì đa dạng từ thí nghiệm trong các labô chuyên sâu đến các nghiên cứu ứng dụng trên cộng đồng, bệnh viện; từ những nghiên cứu cơ bản đến các nghiên cứu ứng dụng phục vụ công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phục vụ xã hội.

Với kết quả đó, nhiều đề tài được đánh giá xuất sắc với ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao như đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm, sự tác động và mối liên quan giữa môi trường - sức khoẻ và mô hình bệnh tật của nhân dân ở một số vùng kinh tế quan trọng, đề xuất các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng" do PGS. Tôn Thất Bách làm chủ nhiệm. Dự án điều tra cơ bản về chỉ tiêu sinh học người Việt Nam do GS. TSKH Lê Nam Trà làm chủ nhiệm là cơ sở cho việc xuất bản cuốn Hằng số sinh học người Việt Nam đầu thế kỷ 21. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động của môi sinh bị ô nhiễm đến sức khoẻ cộng đồng được các nhà khoa học quốc tế và trong nước đánh giá cao. Dự án sản xuất viên Uphamorin phục vụ công tác điều trị là kết quả của nghiên cứu cơ bản về cây Nhàu của GS. TSKH Phan Thị Phi Phi càng làm cho tính đa dạng và phong phú của các đề tài giai đoạn 2001 – 2005.

Công tác xuất bản đã đóng góp không nhỏ cho hoạt động khoa học công nghệ. Nhờ chủ động được công tác xuất bản nên hầu hết các kết quả nghiên cứu được kịp thời công bố không chỉ cho các bạn đọc trong nước mà cả quốc tế. Các tuyển tập công trình và Tạp chí Nghiên cứu Y học đã trở thành thân quen với nhiều độc giả là các nhà khoa học, học viên và sinh viên sau đại học của trường và trong ngành y tế.

Hợp tác Quốc tế trong những năm qua đã góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng các đề tài/ dự án. Cho đến nay đã có nhiều nước, nhiều tổ chức Quốc tế không chỉ hợp tác với trường về đào tạo mà cả về nghiên cứu khoa học như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Anh và Trung Quốc.

Ngoài ra, kết quả hoạt động KHCN đã giúp nhiều cán bộ của trường cùng như của ngành được phong các chức danh GS, PGS. Số cán bộ đó góp phần tăng cường lực lượng cán bộ khoa học để đáp ứng nhiệm vụ nặng nề của trường Đại học Y Hà Nội nói riêng, của ngành y tế Việt Nam nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

5. Địa chỉ liên hệ

 

Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ

Phòng 320 – 322 Tầng 3 nhà A1 (Nhóm Quản lý Nhà nước)

Phòng 426 – Tầng 4 nhà A1 (Nhóm Tạp chí và Hội đồng Đạo đức)

Trường Đại học Y Hà Nội

Email: khcn_hmu@hmu.edu.vn

Bình luận
Tin khác